Thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ bị ốm vặt do hệ miễn dịch của trẻ còn “non nớt” hơn so với người lớn. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để giúp trẻ luôn khỏe mạnh nhé.

Thời tiết thay đổi dẫn đến “nguy cơ” gì cho trẻ? Thời tiết thay đổi kéo theo việc nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường, làm độ ẩm không khí cũng thay đổi theo. Các yếu tố này góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Với nhiều trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn non nớt, cơ thể chúng thường không kịp thích ứng với môi trường, nhiệt độ, độ ẩm nên rất dễ bị ốm. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, nhiều loài vi khuẩn, nấm mốc sẽ sinh sôi và phát triển mạnh. Các tác nhân gây bệnh này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu nên khiến trẻ dễ ốm vặt. Đường hô hấp là cửa ngõ tiếp xúc với không khí ô nhiễm (chứa các mầm bệnh). Khi trẻ hít thở, các mầm bệnh này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do đó, khi thời tiết thay đổi các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến ở trẻ.   thumbtre om vat 1587095169129559109070 | Math Imex   Một số bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ Khi thời tiết chuyển mùa, nếu theo dõi tình hình hình sức khoẻ của trẻ, có thể nhận thấy một số bệnh ốm vặt mà trẻ thường hay mắc như các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, hay các bệnh về đường tiêu hoá: nôn ói, tiêu chảy, chướng bụng, biếng ăn… với các triệu chứng như sốt, ho, quấy khóc, sụt cân.
 Do hệ miễn dịch còn non nớt, nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ khó chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cha mẹ không có phương pháp chăm trẻ phù hợp, có thể sẽ khiến bệnh của trẻ diễn biến phức tạp hơn.
Cách phòng bệnh ốm vặt cho trẻ khi thời tiết thay đổi Để tình trạng thay đổi thời tiết không còn là nỗi ám ảnh trong hành trình chăm con, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp phòng bệnh dưới đây: 1. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé Muốn trẻ khỏe mạnh thì phải sạch sẽ. Đây là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Các loại vi khuẩn gây hại có thể dính bám vào nhiều đồ vật quanh trẻ như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại… Do đó, cha mẹ cần tạo cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi học hoặc đi chơi về.
 Tập cho bé thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Điều này không chỉ giúp bảo vệ bé khỏi bụi bẩn, ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây bệnh.
Lưu ý: khi tắm cho bé, cha mẹ nên sử dụng nước ấm khoảng 37 – 38 độ. Tránh nước nóng quá hoặc lạnh quá ảnh hưởng đến da và sức khỏe của trẻ.   20191127 085508 978890 rau tay.max | Math Imex 2. Thay quần áo phù hợp với thời tiết cho trẻ Thời tiết lúc giao mùa sẽ nóng lạnh thất thường, cha mẹ cần thay quần áo phù hợp cho bé. Nếu mặc ấm quá thì dễ khiến trẻ sẽ ra mồ hôi và mặc phong phanh quá thì trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi… Các bé đang đi học, cha mẹ nên bỏ vào balo của bé những bộ quần áo của cả 3 mùa và nhờ cô giáo giúp bé thay đổi quần áo cho phù hợp với thời tiết.   unnamed | Math Imex 3. Dùng nước muối sinh lý cho trẻ Gia đình có trẻ nhỏ nên có sẵn lọ nước muối sinh lý trong nhà, đặc biệt là vào những dịp thời tiết chuyển mùa. Khi mũi của trẻ bị khô, ngạt hoặc sổ mũi, nhỏ nước muối sinh lý sẽ giúp mũi bé được làm sạch, dễ thở hơn, ngăn ngừa các dịch mũi gây viêm họng và ho cho bé. 20191212 074710 843328 nuoc muoi sinh ly.max | Math Imex 4. Bổ sung thực phẩm để tăng sức đề kháng cho bé Chủ động phòng trong chống ngoài cho trẻ bằng cách tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây: – Rau xanh: Các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể. – Nấm: Trong nấm có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp bé tăng cường miễn dịch. Một số loại nấm có thể dùng cho bé như: nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ… – Trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, quýt giúp bé nâng cao sức đề kháng.