An Cung Ngưu Hoàng Hoàn LLife là sản phẩm cao cấp của công ty TNHH LLife Hàn Quốc. Sản phẩm được phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam bởi công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Mathimex.

Đây là dòng sản phẩm cao cấp có tác dụng tốt cho người già và cả thanh niên người trung tuổi với tác dụng:

🔵 Cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp, phòng ngừa tai biến
🔵 Tăng cường miễn dịch
🔵 Giảm mệt mỏi
🔵 Chống ô xy hóa
🔵 Tăng cường trí nhớ, bổ não.
Các thành phần có trong 1 viên An cung ngưu hoàng gồm những thảo dược quý, được lựa chọn kĩ càng
1.HỒNG SÂM CÔ ĐẶC (Hồng sâm 6 năm)
Trong những năm gần đây, hồng sâm Hàn Quốc được rất nhiều người sử dụng với mục đích bồi cơ thể, nâng cao sức khỏe.

 Hồng sâm là gì?

Hồng sâm (red ginseng) là một sản phẩm được làm từ nhân sâm tươi 6 năm tuổi. Để tạo ra hồng sâm, đầu tiên người ta sẽ đem những củ sâm tươi đi rửa sạch, xếp vào khay rồi hấp cách thủy và sấy ở nhiệt độ cao trong nhiều ngày đến khi sâm khô lại (chỉ còn khoảng dưới 14% thành phần nước). Sau đó sâm tiếp tục được sấy khô trong môi trường tự nhiên. Hồng sâm Hàn Quốc thành phẩm sẽ có phần da và ruột màu đỏ hoặc vàng nâu sẫm.

Nhờ quá trình sản xuất đặc biệt giúp hồng sâm có thêm nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, ví dụ như hàm lượng ginsenoside gấp 3 lần nhân sâm tươi. Đó là lý do tại sao hồng sâm luôn được đánh giá cao hơn các sản phẩm khác như nhân sâm tươi, bạch sâm…

dac diem cua tinh chat hong sam nui 6tuoi | Math Imex

 Hồng sâm có tác dụng gì?

✅ Công dụng của hồng sâm với sức khỏe bao gồm

✅ Bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể nhanh hồi phục khi mới ốm dậy

✅ Cải thiện trí nhớ ở người già

✅ Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường

✅ Giúp hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,

✅ Giảm bớt căng thẳng, tăng tập trung.

✅ Điều hòa huyết áp, phòng kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tình trạng tăng cholesterol và một số bệnh về tim mạch.

✅ Giảm tác hại của thuốc kháng sinh, hóa trị, xạ trị.

✅ Tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ tiền mãn kinh.

✅ Chống lão hóa, làm đẹp da

2. RỄ CÂY ĐƯƠNG QUY

Đương quy là cái tên khá quen thuộc đối với nhiều người, thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh và là nguyên liệu quan trọng cho các món ăn bồi bổ sức khỏe. Đây là một trong những loại thảo dược quý hiếm nhất trong Đông y và cũng là loại thảo dược được nhiều người săn lùng nhất hiện nay.

Đương quy là gì?

Đương quy hay còn có tên gọi khác là tần quy, vân quy hay sâm đương quy, có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán Apraceae. Sâm đương quy là thảo được được dùng trong nhiều đơn thuốc bổ để điều trị bệnh và đứng đầu trong các vị thuốc chữa bệnh ở chị em phụ nữ. Đó cũng là lý do mà nhiều người ưu ái gọi nó là “Nhân sâm dành cho phụ nữ”, rất được tin dùng hiện nay.

Đặc điểm của đương quy

Đương quy có mùi thơm đặc biệt, là cây thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 40cm – 1m. Thân đương quy hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá đương quy mọc so le, có dạng lá kép xẻ 3 lần lông chim, cuống lá dài, có bẹ ôm lấy thân, mép lá chia thùy và răng cưa không đều.

Nguồn gốc của đương quy

Đương quy là vị thuốc quý có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng thường phát triển ở những vùng núi cao có độ cao từ 2000-3000m với khí hậu ẩm mát. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng là quốc gia có điều kiện khí hậu thích hợp với loại thảo dược này nên cũng được phát triển khá nhiều.

 Bộ phận dùng và thu hái đương quy

Bộ phận dùng: Bộ phận dùng làm thuốc của đương quy là phần củ và rễ cây.

Thu hái: Người ta thường thu hái đương quy vào mùa thu của năm thứ 4 sau khi gieo hạt, tức vào khoảng tháng 9, 10. Lúc này, họ sẽ đào phần củ và rễ của đương quy về để sơ chế làm thuốc. Cây có tuổi thọ càng lâu thì dược tính càng tốt đối với việc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Tính vị của đương quy

Theo y học cổ truyền, đương quy là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, hơi cay có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh. Đương quy chủ trị các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư và trị nhọt lở loét, khái suyễn.

Thành phần hóa học của đương quy

Đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%, trong đó có 40% là các acid tự do. Đây cũng là thành phần hóa học chính quyết định nên tác dụng chữa bệnh của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, polyacetylen, polysachrid, sacharid, brefeldin, acid amin, sterol…

Ngoài ra, đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin và một số nguyên tố vi lượng khác tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12, A, B, E, đồng, canxi, kẽm, nhôm, magie, crom…

cay duong quy | Math Imex

Đương quy trị bệnh gì?

Tác dụng: ✅ Đương quy có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu

✅ Đương quy có tác dụng chữa rong kinh hay sảy thai ra máu

✅ Đương quy có tác dụng chữa táo bón, huyết nhiệt

✅ Đương quy có tác dụng chữa nhức đầu, đau mình, mặt đỏ

✅ Đương quy có tác dụng chữa cảm mạo phát sốt ở trẻ em

✅ Đương quy có tác dụng bổ máu

✅ Đương quy có tác dụng chữa cao huyết áp

✅ Đương quy có tác dụng chữa lao phổi.

✅ Đương quy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

✅ Đương quy có tác dụng chữa suy nhược tâm thần

 Đối tượng nên sử dụng đương quy

Người bị huyết áp thấp

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh

Người bị lao phổi

Người bị thiếu máu, da xanh, tái

Người bị cao huyết áp

Đối tượng khí và huyết đều kém, người mệt mỏi

Trẻ em bị cảm mạo phát sốt

Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ

Người bị táo bón

Người bị tiêu hóa kém do tỳ hư

Phụ nữ sau khi sinh

Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp

 Lưu ý khi sử dụng đương quy

Hạn chế dùng đương quy cho phụ nữ đang mang thai

Dùng đương quy đúng, đủ liều lượng, không lạm dụng thuốc, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10-15g

Tránh dùng đương quy với thuốc chống đông máu

Không dùng đương quy cho các trường hợp tiêu chảy, bệnh nhân tiểu đường, người bị rối loạn máu hay viêm loét đường tiêu hóa.

3. NẤM PHỤC LINH

Nấm phục linh thiên là loại nấm phục linh chỉ mọc trên ngọn của 1 loài cây cổ thụ họ thông. Loại nấm này được ví như một loại thần dược có tên gọi (Phục thần) loài nấm có công dụng phục hồi sức khỏe thần kỳ.

Người ta phân ra làm 2 loại nấm phục linh là: Phục linh thần và phục linh thiên:

Phục linh thần: là loại nấm phục linh mọc ở từ rễ một loại cây họ thông có tên cây vân sam

Phục linh thiên: là loại nấm phục linh mọc ra từ ngọn cây vân sam.

tính vị

Nấm phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình. Vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị và thận.

phục linh 5 | Math Imex

 

Cách chế biến và thu hái

Loại nấm này cực hiếm và chỉ mọc trên ngọn cây vân sam. Khi thu hái người ta thường phải dùng tới dây bảo hiểm để đu người trên cây hái nấm về (Đây là 1 công việc khá mạo hiểm, tiềm ẩn nhiểu rủi ro).

 Thành phần hóa học

Các nghiên cứu mới đây cho thấy trong nấm phục linh có rất nhiều dược chất quý như:  Pachymoza, fructoza, glucoza và 3 loại axit amin quý gồm Axit pachimic, axit eburicoic, axit 3p- hydroxylanosta-7,9 (Theo tạp chí dược học Nhật Bản).

Theo chúng tôi được biết đây là loại dược liệu được ghi trong những cuốn sách cổ của Trung Hoa, nó được đánh giá là có hiệu năng cao gấp nhiều lần nhân sâm Triều Tiên.

Công dụng của nấm phục linh thiên

✅ Tác dụng bồi bổ, tráng kiện cơ thể

✅ Tác dụng phục hồi sức khỏe

✅ Tác dụng điều trị bệnh ung thư

✅ Tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, điều trị phù thũng

✅ Điều trị bệnh nám da, tàn nhang

✅ Đối tượng sử dụng

✅ Người có thể trạng yếu dùng để bồi bổ

✅ Người bệnh ung thư

✅ Người bình thường muốn dùng để tăng cường sức khỏe

✅ Người bị phù thũng, ứ nước, bí tiểu

✅ Người có da mặt nám đen, tàn nhang

4. MỦ TRẦM HƯƠNG HAY TINH DẦU GIÓ BẦU

Loại chất lỏng tinh chiết từ nhựa cây dó bầu nhiễm dầu (tụ trầm) gọi là tinh dầu trầm hương. Cây dó bầu mất nhiều năm để trưởng thành và nhiễm dầu. Ngoài ra, không phải tất cả cây do bầu đều tụ trầm. Đó cũng là một trong các yếu tố đẩy cao trị giá của tinh dầu trầm hương.

 Tinh dầu trầm hương có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Thành phần của tinh dầu trầm hương chứa nhiều chất chống oxy hóa, ví dụ như axit phenolic, cùng các hoạt chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật hữu dụng như: Mangiferin, Terpenoids, Curcurbitacin

tinh dau tram huong | Math Imex

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế ở những quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ đánh giá loại tinh dầu này rất cao. 9 tác dụng phổ biến nhất của tinh dầu trầm hương có thể bao gồm:

✅ Giúp ngủ ngon

✅ Xoa dịu cơn đau khớp

✅ Giải quyết vấn đề dị ứng

✅ Hỗ trợ tiêu hóa

✅ Hỗ trợ đối phó với ung thư

✅ Làm dịu kích ứng da

✅ Trị mụn

✅ Hồi phục da

5. PHÚC BỒN TỬ (MÂM XÔI)

Phúc bồn tử là một loại quả được nhiều người gọi là món quà của thiên nhiên vì không những ngon mà còn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Phúc bồn tử là gì?

Phúc bồn tử, hay còn gọi là quả mâm xôi, được xem là “chúa tể” của các loại quả không không chỉ nhờ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh.

loi ich cua mam xoi5 e1514285707669 | Math Imex

 

Có 2 loại quả mâm xôi là mâm xôi đen (blackberry) và mâm xôi đỏ (rasberry). Mâm xôi có hình cầu, quả thường dính với cuống, gồm nhiều quả hạch nhỏ xếp với nhau thành cụm. Mâm xôi có vị chua, hơi ngọt. Quả khi chín có màu đỏ tươi.

Phúc bồn tử rất thích hợp cho những ai đang ăn kiêng, 220 g phúc bồn tử chỉ chứa 62 calories, 1 g chất béo và 14 carbohydrate. Chỉ số glycemic (GI) trong phúc bồn tử chỉ có 15, đây là mức rất an toàn cho lượng đường máu. Phúc bồn tử còn là loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại trái cây, với hàm lượng cao gấp 10 lần quả cà chua.

Công dụng : Cung cấp vitamin C cho cơ thể

✅  Có lợi cho đường tiêu hóa

Giảm cholesterol

Thúc đẩy cử động ruột thường xuyên

Giúp cảm thấy no lâu hơn nên sẽ góp phần giảm cân

Cung cấp nhiên liệu để nuôi dưỡng vi khuẩn ruột khỏe mạnh

Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ đường

 ✅ Cung cấp vitamin K

Một chén mâm xôi thô cung cấp gần 29 microgam vitamin K, tức là chiếm hơn 1/3 giá trị dinh dưỡng  cần thiết hàng ngày.

✅ Cung cấp mangan

Bạn không nghe nhiều về mangan như các khoáng chất khác, nhưng mangan là một chất thiết yếu cho xương phát triển khỏe mạnh và một hệ miễn dịch khỏe

 ✅ Giúp não khỏe mạnh

Ăn những loại trái cây mọng nước như quả phúc bồn tử có thể cải thiện sức khỏe của não và giúp ngăn ngừa sự mất trí nhớ do lão hóa.

✅ Giúp hỗ trợ sức khoẻ răng miệng

✅ Hỗ trợ đẩy lùi trầm cảm

✅ Tăng cường khả năng “chăn gối”

✅ Phòng chống ung thư

Phúc bồn tử chứa các chất chống oxy hóa và ngừa ung thư.

 ✅ Duy trì sức khỏe tim mạch

Kali trong phúc bồn tử với hàm lượng vừa phải giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp của cơ thể.

✅ Giúp cơ thể chống viêm

Phúc bồn tử bảo vệ màng tế bào nhờ đặc tính chống viêm có trong quả. Bên cạnh đó, loại quả này cũng cố hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

✅ Duy trì sức khỏe cho mắt

6. TRÀM GIÓ

Tên thường gọi: Tràm gió.

Tên khoa học: Melaleuca cajeputi Powell (M. minor Sm.).

Họ khoa học: thuộc họ Sim – Myrtaceae.

Cây Tràm gió

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp; nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá Tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm, rộng 2cm, không lông, gân phụ 3-7. Bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10-12mm. Quả nang nhỏ nằm trong đài.

| Math Imex

 

Thành phần hoá học:

Lá dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ 0,3-0,6% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được sử dụng. Tinh dầu màu vàng lục, có thành phần chủ yếu: 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (()a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol.

Vị thuốc Tràm gió

Cũng như Tràm, lá Tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp và giảm đau. Tinh dầu Tràm gió có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Lá Tràm gió cũng được dùng như Tràm, có thể xông trị Cảm cúm, lấy nước rửa mụn nhọt, vết thương, tắm trị mẩn ngứa. Phối hợp với các loại cây khác làm thuốc trị Thấp khớp đau nhức xương.

7. LỘC NHUNG

Lộc nhung có tên khoa học là Cornus cervi Parvum. Chúng được biết đến với cái tên quen thuộc nhung hươu, ban long châu, quan lộc nhung.

Lộc nhung (hay nhung hươu) chính là phần sừng còn non, chưa bị xương hóa của con hươu đực. Được bao phủ bởi lớp lông mao dày, mềm mịn như nhung. Đầu tròn, thân lộc nhung mềm, mọng máu, sờ thấy mát, da có màu hồng nhạt hoặc hồng vàng là màu của những mạch máu bên trong.

nhung huou tuoi la gi | Math Imex

 

Những tác dụng nổi bật của lộc nhung theo nền y học Đông và Tây y như sau:

Theo Đông y

Nhung hươu vị ngọt, tính ôn đi vào 4 kinh: can, thận, tâm can và tâm bào. Đặc biệt là đi vào kinh can và thận giúp bổ thận, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, giúp khỏe gân cốt, giải độc cơ thể, tăng tuổi thọ…

Theo Tây y

Các thành phần dược chất, khoáng chất có trong nhung hươu có tác dụng hữu ích với sức khỏe con người.

Tác dụng lên hệ tim mạch

Dược chất Pantocrinum có trong nhung hươu nếu dùng với liều lượng cao sẽ làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, tim co bóp mạnh hơn, làm chậm nhịp tim, làm cường tim.

Ngoài ra, dược chất này còn có tác dụng phòng và điều trị nhịp tim không đều, giúp hồi phục và ổn định huyết áp.

Giúp cơ thể cường tráng

Trong nhung hươu có chứa rất nhiều loại hormone có tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ, giúp làm lành vết thương, phát triển hệ xương, chống loãng xương.

Tác dụng chống loét

Chất Polysacaride trong nhung hươu có tác dụng lên các vết loét, đặc biệt là loét dạ dày.

Tác dụng tổng thể lên cơ thể

Lộc nhung hươu giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng sinh tế bào hồng cầu, bạch cầu, tăng cường chuyển hóa, kích thích tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, cải thiện giấc ngủ, chống lo âu trầm cảm.

Đối tượng nên dùng lộc nhung

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Hằng – Học viện Y học cổ truyền Việt Nam “Nhung được chia làm 3 phần: phần ngọn dùng cho trẻ em, phần giữa dùng cho người suy kiệt, phần dưới dùng cho người cao tuổi. Liều khởi đầu thấp, sau tăng từ từ. Việc dùng liều cao ngay từ đầu sẽ làm tổn hại âm khí”.

Với người cao tuổi

Theo các nghiên cứu y học thì nhung hươu đặc biệt thích hợp cho người cao tuổi nói chung. Khi hiểu được nhung hươu có chất gì và công dụng của mỗi chất, bạn sẽ hiểu thêm về những lợi ích to lớn mà nhung hươu mang lại cho người già.

Nhìn chung, nhung hươu có 4 công dụng chính cho người già như sau:

✅ Giúp người già tăng cường kháng thể: Nhung hươu có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch và tăng số lượng tế bào miễn dịch đặc hiệu CD8, CD4, nhờ đó nên rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của siêu vi C, giảm men gan rõ rệt. Đây được xem là công dụng nổi bật của nhung hươu khi mà viêm gan là bệnh phổ biến ở người cao tuổi của Việt Nam.

✅ Công dụng ích huyết: Nhung hươu cũng có khả năng cải thiện chứng bệnh thiếu máu một cách rõ rệt. Những rối loạn chức năng bắt nguồn từ chứng thiếu máu như yếu mệt, đau nhức, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa… của người cao tuổi cũng sẽ được cải thiện. Đây là một trong những công dụng của nhung hươu được nhiều người biết đến nhất.

Ở một số trường hợp bệnh nhân ung thư thì nhung hươu còn giúp cải thiện số lượng tăng sinh của cả 3 dòng máu, trợ giúp đắc lực để người bệnh hồi phục sau quá trình xạ trị, hóa trị đầy khắc nghiệt.

✅ Công dụng điều trị xương khớp: Nhung hươu chứa một loạt chất dinh dưỡng rất có giá trị như pantocrin, magnesium, phosphore, calcium, carbonate, collagen, nhóm hocmon estrogen, testosterone, lipid, protid… cùng 25 loại acid amin và 25 loại nguyên  tố vi lượng.

Nhung hươu còn có Collagen giúp tái tạo phần sụn khớp, Chondroitin giúp giảm viêm khớp, Glycosaminoglycans cùng Acid Hyaluronic giúp bôi trơn các khớp xương… Đây là tiền đề khiến nhung hươu có thể hỗ trợ việc điều trị bệnh xương khớp và bệnh gout hiệu quả.

✅ Tăng sinh lực: Từ lâu thì nhung hươu đã được nhắc đến nhờ khả năng cải thiện sinh lý nam. Nhung có tác dụng sinh tinh, chữa chứng hư tổn cơ thể, liệt dương, vô sinh, di tinh, vv… Sở dĩ như vậy là vì nhung hươu có thể làm tăng lượng hóc môn testosterone nam.

Với người trưởng thành

Nhung hươu chủ yếu có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và cơ bắp giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh toàn diện, tốt cho hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập và làm việc.

8. ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là gì?

Tên gọi loài dược liệu này bắt nguồn từ chính đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nó – nửa thân ấu trùng nửa thân thảo, mùa đông là ấu trùng mùa hạ là thân cỏ. Đông trùng hạ thảo (tên khoa học là Cordyceps sinensis) là kết quả của sự cộng sinh giữa ấu trùng sâu non thuộc chi Hepialus và một loài nấm túi có tên Cordyceps sinensis.

dong trung ha thao tay tang nguyen con loai cao cap hop 1gr | Math Imex

 

Do khai thác không đúng cách nên ngày nay loại dược liệu tự nhiên này rất hiếm, nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao.

Thành phần dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo

Phân tích hóa học để chứng minh đông trùng hạ thảo là một loại thuốc quý thì trong sinh khối của nó có 17 loại axit amin khác nhau; D-mannitol; lipit và nhiều nguyên tố vi lượng.

Đặc biệt đáng chú ý hơn nữa là có nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs) có khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển hay hỗ trợ điều trị HIV.

Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe khác như vitamin B12; vitamin A; vitamin C, vitamin B2, vitamin E, vitamin K…

Phân dạng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo tự nhiên: Loại này rất quý hiếm và có giá trị lớn do hoàn toàn phát triển tự nhiên trong môi trường, xuất hiện nhiều vùng núi cao trên 4000m so với mực nước biển như Tây Tạng (Trung Quốc)

Đông trùng hạ thảo nhân tạo: Đây là loại được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng hoặc cơ chất từ vỏ trứng, đậu xanh,…

Đông trùng hạ thảo tươi: Đông trùng hạ thảo còn tươi nguyên con, được đem về, khai thác mới trong khoảng thời gian 1 tháng trở lại, đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn nên. Loại này cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp, âm 50 độ C.

Đông trùng hạ thảo khô: Đây cũng là dạng nguyên con nhưng đã được sơ chế qua, phơi khô làm sạch để có thể để được trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, cũng vì đã qua sơ chế nên sẽ không còn nguyên vẹn chất dinh dưỡng như ban đầu.

Tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo với người già

✅  Đông trùng hạ thảo có công dụng rất lớn cho người già, dưới đây xin liệt kê 5 công dụng hỗ trợ chữa bệnh và 2 tác dụng bồi bổ sức khỏe.

✅ Hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh

✅ Tác động tới hệ miễn dịch: Đông trùng hạ thảo có công dụng tăng cường các hoạt động miễn dịch, đặc biệt là ở người già khi hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm, điều tiết các phản ứng đáp tế bào lympho, hỗ trợ tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh,

✅ Tác động tới hệ tiêu hóa: Đông trùng hạ thảo được đánh giá tốt về khả năng tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan,..

✅ Tác động tới hệ bài tiết: Đông trùng hạ thảo có công dụng phục hồi chức năng thận hư và tăng cường, tăng khả năng tiêu trừ giải độc, giảm nguy cơ sỏi mật, bổ sung thận khí và giảm tiểu đêm.

✅ Tác động tới hệ tuần hoàn máu, tim: Trong đông trùng hạ thảo có chất dinh dưỡng có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu để giữ điều chỉnh sự rối loạn nhịp tim, ổn định huyết áp, giảm hạ đường huyết, hạ huyết áp, loại bỏ Lactic axit và các chất bã trong cơ thể. Những bệnh về tim, huyết áp cũng là các bệnh thường gặp ở người già.

✅ Tác động tới hệ hô hấp, phổi: Acid trong đông trùng hạ thảo làm tăng hiệu suất sử dụng oxy trong cơ thể, làm sạch phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh viêm khí quản mãn tính của người già và hen suyễn…Không những vậy, với những người thường xuyên hút thuốc lá, khói thuốc lá làm tổn thương phổi, đông trùng có công dụng khôi phục các tế bào nang phổi đã bị hư hỏng, phụ trợ cho việc chữa bệnh do tác nhân khói thuốc gây nên.

✅ Bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp da

Chống mệt mỏi, suy nhược, tăng khả năng sinh lý: Sử dụng đông trùng hạ thảo giúp tăng cao ATP và oxy cho các tế bào, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, suy nhược ở người già. Không những vậy, nó còn có thể cân bằng hoocmon trong cơ thể, điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ, tăng cường sinh lý

9. KIM NGÂN HOA

Hoa cây kim ngân mới nở có màu trắng tinh, sau vài ngày lại ngả sang màu vàng óng, vì thế mà trên cành luôn có 2 màu hoa thu hút. Không những có hoa thơm màu sắc rực rỡ, kim ngân hoa còn là vị thuốc quý trong Đông y.

kim ngan kho | Math Imex

Tên khoa học: Flos Lonicerae

Là nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb), họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Tác dụng dược lý

✅ Tác dụng kháng khuẩn

Nước sắc kim ngân hoa giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…

✅ Tác dụng kháng viêm, kháng virus

✅ Làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu .

✅ Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh

✅ Tác dụng chống lao, tác dụng trên đường huyết,…

✅ Ngoài ra, dùng kim ngân hoa còn có tác dụng tốt với mắt, giúp chuyển hóa lipid, làm hạ cholesterol trong máu, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu,…

10. NGƯU HOÀNG

Ngưu hoàng là vị thuốc hiếm thỉnh thoảng mới có thấy trong mật con bò. Nên vị thuốc này rất quý hiếm và đắt.

Tên gọi

Tên thường gọi: Ngưu hoàng là Sạn mật bò còn gọi là Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng (cũng gọi Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng tức sạn túi mật), Quản hoàng (cũng gọi Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng tức sạn ở ống gan mật). Tên tiếng Trung: 牛黄

Tên khoa học: Calculus Bovis.

Tên thực vật: Bos tourus domesticus Gmelin.

images | Math Imex

Mô tả

Đặc điểm tự nhiên

Ngưu hoàng là sạn (sỏi) trong túi mật của con bò. Kích thước có khi to bằng quả trứng gà, bé thì bằng hạt sạn, sắc vàng, đắng, thơm, xốp nhẹ, không nứt vỡ, không đen sẫm là tốt.

Phân bố

Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật heo gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi Ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cho cấy Hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng ( E. Coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật nên gọi là Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.

Các thành phần hóa học

Cholic acid, desoxycholic acid, cholesterol, bilirubine, tauroccholic acid, glycine, alanine, methionine, asparagine, arginine, sodium, magnesium, calcium, phosphate, sắt, carotene, amino acid, vitamin D

Tác dụng dược lý

✅ Thuốc có tác dụng an thần, chống co giật và hạ sốt.

✅  Ngưu hoàng có tác dụng ức chế tính thẩm thấu của mạch máu và có tác dụng kháng viêm.

✅  Ngưu hoàng có tác dụng tăng tạo máu

✅ Thuốc có tác dụng lợi mật

✅ Thuốc có tác dụng làm giảm ho suyễn

Tính vị quy kinh

Tính vị: Vị đắng, tính mát.

Qui kinh: Vào kinh can và tâm.

Công dụng – chủ trị

Thanh nhiệt và giải độc, trừ phong nội sinh và chống co giật, trừ đàm.

Chỉ định và phối hợp

Mất ý thức và co giật do sốt cao: Dùng phối hợp ngưu hoàng với hoàng liên, tê giác và sạ hương.

Ðau họng hoặc loét và nhọt do tính nhiệt độc: Dùng phối hợp ngưu hoàng với thanh đại và kim ngân hoa

Liều dùng – kiêng kỵ

Liều dùng: 0,2-0,5g.

Kiêng kỵ: Không dùng ngưu hoàng cho thai phụ.

Ứng dụng lâm sang

✅ Trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, cúm, viêm phế quản, viêm phổi

✅ Trị bệnh nhiễm sốt cao hôn mê co giật, đàm mê tâm khiếu thực chứng

✅ Trị viêm mồm họng và các chứng nhọt độc

✅ Chữa trúng phong khiếu bế, tinh thần bị kích thích, có khi hôm mê

✅ Trị sốt cao, co giật, mê sảng, trúng phong, đột quỵ

✅ Trị mụn đậu đinh

✅ Trị bệnh nhiễm sốt cao hôn mê co giật, đàm mê tâm khiếu thực chứng

✅ Trị thần trí hỗn loạn, lời nói không chuẩn, đờm dãi nhiều, choáng đầu, hoa mắt, điên giản, kinh phong, hôn mê

✅ Trị hỏa nhiệt nội thịnh, hầu họng, lợi sưng đau, miệng lưỡi mụn nhọt, mắt sưng đỏ.

✅ Trị đau đầu, hoa mắt, mắt đỏ, tai ù, hầu họng sưng thũng, miệng lưỡi sinh nhọt, đại tiện táo kết.

✅ Trị viêm miệng, họng và các chứng nhọt độc

11. LONG NÃO

Long não là cây thân gỗ, thường được trồng để lấy bóng mát, đuổi muỗi, chống nấm mốc. Trong y học cổ truyền, Long não còn được dùng để làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, chữa trụy tim và điều trị một số ngoài da.

Tên gọi khác: Dã hương, Chương não, Cà chăng diẳng (người Dao), Mạy khao chuông (người Tày), Long não hương, Mai hoa băng phiến, Triều não,…

Tên khoa học: Cinnamomum camphora N. et E

Thành phần hóa học

Tinh dầu và tinh thể Dã hương D – Camphora (theo Trung Dược Học).

Trong gỗ chứa khoảng 0.5 Long não đặc và 0.2% tinh dầu (theo Dược Liệu Việt Nam).

Tinh dầu chưng cất sẽ thu được tinh dầu Long não trắng (dùng bào chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Carvacrola và Safrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Azulen, Camhoren và Cadinen) (theo Đại Thực Dụng Trung Dược).

Tinh dầu trong rễ, thân, lá có chứa A – Pinen, D  -Camphor, D – Limone, Cineol, Safrol, Campherenol, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, Cadinen (theo Trung Dược Học).

long nao.2 | Math Imex

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

✅ Diệt khuẩn và kích thích, gây tê mát khi thoa lên da.

✅ Kích thích niêm mạc dạ dày khi dùng uống trong. Liều nhỏ có cảm giác ấm áp, dễ chịu. Liều cao có thể gây buồn nôn và nôn.

✅ Tác dụng lên trung khu thần kinh, gây hưng phấn, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Tiêm dưới da có thể gây kích thích phản xạ, hưng phấn

✅ Tác dụng lên hệ thống tim mạch, tuy nhiên chỉ có tác dụng làm với người có chức năng tim mạch bị suy kiệt. Các trường hợp thông thường, Long não không có tác dụng đặc biệt đối với tim.

✅ Tác dụng động học, được hấp thụ nhanh thông qua da, niêm mạc. Long não oxy hóa ở gan, chuyển hóa và được bài tiết thông qua nước tiểu (theo Trung Dược Học).

Đối với y học cổ truyền:

✅ Liệu dương, hóa sang, sát trùng, trừ giới tiễn (theo Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).

✅ Khứ phong thấp, khai khiếu, sát trùng, trừ dịch uế (theo Trung Dược Học).

✅ Tiêu trừ uế khí, thông quan, lợi khiếu, sát trùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

✅ Lợi trệ khí, sát trùng, trừ thấp, thông qua khiếu (theo Bản Thảo Cương Mục).

Cây long não có tác dụng gì?

Một số công dụng của cây Long não bao gồm:

✅  Giảm ngứa

✅ Giảm đau

✅ Điều trị nhiễm trùng da, nấm móng, mụn cơm, bệnh trĩ, viêm xương khớp, các vết lở loét

✅ Điều trị các bệnh lý về đường hô hấp

✅ Cải thiện các triệu chứng bệnh tim

✅ Giảm ho

✅ Giảm sưng

✅ Nhỏ vào tai như thuốc điều trị nhiễm trùng

✅  Cải thiện tình trạng bỏng nhẹ

Chủ trị:

Dùng uống trong chữa thổ tả do hàn thấp, chứng đau vùng tim và đau ở bụng, đau dạ dày.

Dùng rửa ngoài để xông hoặc rửa chữa ghẻ lở, hắc lào (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)

12. MẬT ONG

Mật ong (mel) còn gọi là bách tinh hoa, bách hoa cao, phong đường, phong mật.

Tính chất của mật ong thay đổi theo từng vùng, từng tỉnh, và từng thời kì lấy mật. Mật ong cũng có thể có độc nếu ong hút mật ở những cây có hoa độc như hoa phụ tử, hoa thuốc lá, hoa cà độc dược.

 

Mật ong có thể có nhiều màu sắc, trạng thái khác nhau. Có loại mật ong màu vàng nhạt, mặt gợn như đường, có đường kết tinh ở dưới. Cũng có loại mật ong lỏng trong, không có kết tinh đường. Có loại màu sẫm hơn. Chúng ta không nhìn bề ngoài để đánh giá mật ong tốt xấu, hoặc thực giả, mà phải nghiên cứu thành phần hóa học.

 20191029 101400 306259 mat ong.max | Math Imex

Công dụng Mật ong thường dùng 

✅ Ngày nay, trong những nghiên cứu mới, người ta còn phát hiện ra vô số công dụng của mật ong:

✅ Dùng để an thần: Pha 1 muỗng cà phê mật ong trong 1 cốc nước ấm, uống trước khi đi ngủ.

✅ Mật ong có thể uống với sữa ấm hoặc nước chanh, nước củ cải như một phương thuốc trị cảm lạnh.

✅ Pha mật ong trong sữa ấm hoặc nước uống có thể giúp giảm đau họng.

✅ Súc miệng bằng mật ong rất hữu ích trong bệnh viêm nướu.

✅ Bổ sung mật ong vào thực phẩm hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa và điều chỉnh độ axit của dạ dày ngăn ngừa các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

✅ Một thìa mật ong tươi pha với nước cốt chanh trong một cốc nước ấm uống vào buổi sáng rất hiệu quả cho chứng táo bón, béo phì.

✅ Người ta tin rằng một lượng vừa phải mật ong và nước ép lựu là tốt cho những người bị bệnh về tim hoặc suy tim.

✅ Sử dụng một lượng mật ong hàng ngày có thể tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ em.

✅ Có thể thêm mật ong, trái cây tươi vào sữa chua ít béo để có một bữa ăn nhẹ duy trì năng lượng. Hoặc dùng một thìa mật ong với một cốc nước trước khi tập luyện hàng ngày

13. CHIẾT XUẤT HẠT BƯỞI

Chiết xuất hạt bưởi có chứa các hợp chất mạnh có thể tiêu diệt hơn 60 loại vi khuẩn và nấm men. Chiết xuất hạt bưởi sẽ diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ màng ngoài của chúng, khiến chúng vỡ ra sau 15 phút phơi nhiễm. Chiết xuất hạt bưởi giết chết các tế bào nấm men bằng cách gây ra quá trình chết theo chương trình, một quá trình trong đó các tế bào tự hủy.

14fae2ce 8d2b 41fa 8581 a70a86ff9fa2 | Math Imex

✅ Chiết xuất hạt bưởi có chứa chất chống oxy hóa.

Chiết xuất hạt bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn thương do oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do.

Tổn thương do oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim và tiểu đường..

Các nghiên cứu về hạt bưởi và chiết xuất hạt bưởi đã phát hiện ra rằng cả hai loại đều giàu tinh dầu, vitamin E, flavonoid và polyphenol – tất cả đều hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn. Các polyphenol naringin được tìm thấy ở nồng độ rất cao trong hạt bưởi, cũng là những chất đem lại vị đắng cho hạt bưởi. Naringin có khả năng chống oxy hóa mạnh và đã được chứng minh có thể bảo vệ các mô chống lại tổn thương do bức xạ ở chuột.

✅ Có thể bảo vệ chống lại các tổn thương dạ dày

Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện rằng chiết xuất hạt bưởi có thể bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương do rượu và stress gây ra.

Chiết xuất hạt bưởi cũng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi loét và tổn thương khác bằng cách tăng lưu lượng máu đến khu vực và ngăn ngừa thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do.

Chiết xuất hạt bưởi cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, được cho là một trong những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày và loét dạ dày. Mặc dù chiết xuất hạt bưởi có thể có lợi trên động vật và nghiên cứu trong ống nghiệm, nhưng nghiên cứu trên con người vẫn còn thiếu. Cần có nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể đưa ra các khuyến nghị.

✅ Có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Vì chiết xuất hạt bưởi rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu kiểm tra xem liệu nó có thể điều trị nhiễm trùng ở người hay không. Một nghiên cứu rất nhỏ cho thấy rằng ăn sáu hạt bưởi mỗi tám giờ trong hai tuần có hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở một số người.

✅ Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cholesterol, béo phì và tiểu đường cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung chiết xuất hạt bưởi có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ này và do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Chuột thử nghiệm được uống chiết xuất hạt bưởi hàng ngày trong 31 ngày có lượng đường trong máu và cholesterol thấp hơn đáng kể và cân nặng ít hơn chuột không sử dụng chiết xuất hạt bưởi.

Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng chiết xuất hạt bưởi có hiệu quả như thuốc metformin trong việc giảm lượng đường trong máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, hiện tại không có nghiên cứu nào về việc chiết xuất hạt bưởi có tác dụng tương tự ở người hay không.

Có thể bảo vệ chống lại các tổn thương gây ra bởi lưu lượng máu bị giới hạn

Tất cả các tế bào trong cơ thể của bạn đều cần một dòng máu ổn định để nhận oxy và chất dinh dưỡng và mang đi chất thải.

Khi lưu lượng máu bị hạn chế, chẳng hạn như trong trường hợp cục máu đông hoặc đột quỵ, các tế bào trong khu vực bị ảnh hưởng bị tổn thương và có thể bị hoại tử.

Một số nghiên cứu cho rằng bổ sung chiết xuất hạt bưởi có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của loại tổn thương này.

Chuột sử dụng chiết xuất hạt bưởi 30 phút trước khi cắt dòng máu đến một cơ quan giảm đáng kể tổn thương và viêm nhiễm ở khu vực sau khi lưu lượng máu được phục hồi.

Các nhà nghiên cứu tin rằng đó là do các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và khả năng tăng lưu lượng máu đến các mô của chiết xuất hạt bưởi.

Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để hiểu được cách sử dụng chiết xuất hạt bưởi có thể trong việc kiểm soát hoặc phòng ngừa các loại tổn thương này ở người.

14. ĐẠI TÁO

Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Thường dùng trong các bài thuốc chữa tỳ hư sinh tiết tả hay các bệnh do doanh vệ không điều hòa.

Tác dụng dược lý.

dai tao | Math Imex

Theo y học cổ truyền:

Công dụng: Bổ trung, cường lực, ích khí, trừ phiền muộn. Dưỡng tỳ, bình vị khí, hòa bách dược, thông cửu khiếu. Điều hào các loại thuốc, sinh tân, giải độc.

Chủ trị: Tỳ hư, ăn kém, tiêu lỏng, táng táo ở phụ nữ, khí huyết tân dịch bất túc, chữa suy nhược, vinh vệ bất hòa, kiết lỵ…

Theo y học hiện đại:

Thực nghiệm đã chứng minh rằng đa phần những bài thuốc có chứa đại táo đều khiến cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Dược liệu này có tác dụng chống dị ứng.

Nước sắc từ dược liệu có thể làm cho Albumin huyết thanh cùng với Protid toàn phần tăng rõ. Từ đó có thể thấy rằng dược liệu này có tác dụng bảo vệ chức năng gan, đồng thời giúp tăng lực cơ.

Ngoài ra, sử dụng chiết xuất chất đại táo với nước nóng in vitro còn có tác dụng dức chế sự sinh trưởng của tế bào JTC-26.

15. HẠT GAI DẦU

Cây gai dầu có tên khoa học là Cannabis sativa, cùng một loài với cây cần sa (marijuana) nhưng có nhiều đặc điểm khác biệt. Hạt gai dầu chỉ chứa một lượng rất nhỏ THC, hợp chất kích thích thần kinh có trong cần sa. Hạt gai dầu đặc biệt bổ dưỡng và giàu chất béo không bão hòa, protein và các khoáng chất.

20200611 102908 336496 cay gai dau.max | Math Imex

✅ Hạt gai dầu rất giàu chất dinh dưỡng

Hạt cây gai dầu rất bổ dưỡng, có hương vị dịu và hấp dẫn. Hạt gai dầu chứa hơn 30% chất béo, đặc biệt giàu hai loại axit béo thiết yếu là axit linoleic (omega-6) và axit alpha-linolenic (omega-3). Chúng còn chứa axit gamma-linolenic, là một hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Hạt gai dầu cũng là nguồn protein tuyệt vời, vì 25% tổng lượng calo của xuất phát từ protein chất lượng cao. Lượng protein này cao hơn đáng kể so với các loại thực phẩm tương tự như hạt chia và hạt lanh, với lượng calo từ 16% đến 18% protein.

Hàm lượng vitamin E và khoáng chất như phốt pho, kali, natri, magie, lưu huỳnh, canxi, sắt và kẽm trong hạt gai dầu cũng rất cao.

Hạt gai dầu có thể được sử dụng ở dạng thô, nấu chín hoặc rang. Dầu hạt cây gai dầu cũng rất tốt cho sức khỏe và đã được sử dụng làm thực phẩm và thuốc ở Trung Quốc trong từ 3.000 năm trước.

✅ Hạt gai dầu có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Sử dụng hạt gai dầu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Bên trong hạt gai dầu chứa một lượng lớn axit amin arginine, đây là nguồn tạo ra oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric là một phân tử khí giúp giãn mạch máu, giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hạt cây gai dầu còn chứa Axit gamma-linolenic có tác dụng giảm quá trình viêm của cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh lý tim và mạch máu.

✅ Hạt gai dầu và dầu cây gai dầu có thể có lợi cho bệnh lý ở da

Các axit béo có thể ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch trong cơ thể của bạn. Các nghiên cứu cho thấy hệ thống miễn dịch phụ thuộc vào sự cân bằng của axit béo omega-6 và omega-3.

Hạt gai dầu là một nguồn axit béo không bão hòa thiết yếu. Chúng có tỷ lệ omega-6 và omega-3 là 3:1, đây là một tỉ lệ xem là tối ưu. Các nghiên cứu cho thấy việc cung cấp dầu hạt cây gai dầu cho những người bị bệnh chàm có thể cải thiện nồng độ axit béo thiết yếu trong máu. Dầu cũng có thể làm giảm khô da, cải thiện tình trạng ngứa và giảm nhu cầu dùng thuốc cho da.

✅  Hạt gai dầu là một nguồn protein thực vật tốt cho cơ thể

Khoảng 25% lượng calo trong hạt cây gai dầu đến từ protein, đây là một hàm lượng tương đối cao. Trên thực tế, tính theo trọng lượng hạt gai dầu cung cấp lượng protein tương tự như các loại thịt bò và thịt cừu. 30 gram hạt gai dầu tương đương khoảng 2 muỗng canh, cung cấp khoảng 11 gram protein.

Chúng được xem như một nguồn protein thuần, có nghĩa protein từ hạt gai dầu có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu. Cơ thể không thể sản xuất các axit amin thiết yếu này và phải được cung cấp từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nguồn protein thuần này rất hiếm đối với các thực phẩm từ thực vật đa số các loại thực vật thường thiếu axit amin lysine.

Quinoa (diêm mạch) là một ví dụ khác về nguồn protein hoàn toàn từ thực vật. Hạt gai dầu chứa một lượng đáng kể các axit amin methionine và cysteine, cũng như hàm lượng arginine và axit glutamic rất cao. Khả năng tiêu hóa protein từ gai dầu cũng rất tốt – tốt hơn protein có nguồn gốc từ các loại ngũ cốc, các loại hạt và cây họ đậu.

✅ Hạt gai dầu có thể làm giảm các triệu chứng của PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) và mãn kinh

Có tới 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể xuất hiện các triệu chứng về thể chất hoặc cảm xúc do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Những triệu chứng này có thể gây ra bởi sự gia tăng nhạy cảm với hormone prolactin.

Gamma-linolenic acid (GLA), được tìm thấy trong hạt cây gai dầu, có khả năng tạo ra prostaglandin E1 làm giảm tác dụng của prolactin.

Trong một nghiên cứu ở phụ nữ mắc PMS, sử dụng 1 gram axit béo thiết yếu – chứa 210 mg GLA mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng đáng kể. Các nghiên cứu khác về dầu hoa anh thảo, cũng rất giàu GLA, có thể có hiệu quả cao trong việc giảm các triệu chứng ở những phụ nữ điều trị thất bại các liệu pháp PMS khác. Nó làm giảm đau căng đau vú, trầm cảm, cảm giác khó chịu và triệu chứng phù liên quan đến PMS.

✅ Hạt gai dầu nguyên chất có thể giúp cải thiện tiêu hóa

Chất xơ là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống và có lợi cho hệ tiêu hóa. Hạt gai dầu nguyên chất chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan với tỉ lệ 20% và 80%.

Chất xơ hòa tan tạo thành một lớp dạng gel trong ruột và nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn tiêu hóa có lợi và cũng có thể làm giảm hiện tượng gia tăng đột ngột lượng đường trong máu và điều chỉnh nồng độ cholesterol.

Chất xơ không hòa tan giúp làm mềm và tăng khối lượng lớn phân và giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả. Nó cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, hạt gai dầu đã tách vỏ – còn được gọi là nhân hạt gai dầu – chứa rất ít chất xơ vì đã vỏ hạt gai dầu chứa rất nhiều chất xơ đã bị loại bỏ.

Tóm lại, hạt gai dầu rất tốt cho sức khỏe vì giàu chất béo không bão hòa, protein chất lượng cao và một số khoáng chất. Cần lưu ý, vỏ hạt cây gai dầu có thể chứa một lượng THC thấp (<0,3%), hợp chất kích thích hệ thần kinh có trong cần sa. Những người đã phụ thuộc vào cần sa không nên sử dụng loại hạt này.

16. LÔ HỘI

Giá trị dinh dưỡng của lô hội

Theo một bài báo đăng tải năm 2008 trên tạp chí chuyên về da liễu của Ấn Độ, gel nha đam chứa vitamin A, C và E đóng vai trò như chất chống oxy hóa – các chất giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do rất có hại vì chúng là nguyên nhân gây tình trạng lão hóa và bệnh ung thư.

1024px Aloe squarrosa up | Math Imex

Ngoài ra, nha đam còn chứa vitamin B-12 và axit folic (folate). Gel nha đam là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, magiê, crom, natri, đồng, kẽm và selen. Chính các chất khoáng này giúp cho các tế bào enzyme luôn khỏe mạnh và giúp cho hoạt động chuyển hóa diễn ra tốt hơn.

Gel nha đam còn chứa 20 loại amino axit, trong đó có 7−8 loại cần thiết cho cơ thể. Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng chính là cách tốt nhất giúp cơ thể bạn phòng tránh cũng như chống lại bệnh tật đấy.

✅ Tăng cường chức năng gan

✅ Trị chứng táo bón

✅ Chống viêm

✅ Ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường)

✅ Tốt cho hệ tiêu hóa