Nước – chiếm ¾ diện tích trên trái đất
Nước – chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người. Bạn có thể nhịn đói nhưng không thể nhịn khát được bởi nước thực sự kì diệu để duy trì mầm sống trên trái đất và duy trì cuộc sống của con người
- Vai trò của nước đối với cơ thể con người.
Bệnh tim mạch và đột quỵ: nước cần thiết để ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu trong tim và não
Bệnh lây nhiễm: nước gia tăng hiệu quả của hệ miễn dịch để chống lại các bệnh lây nhiễm và tế bào ung thư
Trầm cảm: nước bổ sung một cách tự nhiên hooc môn hạn phúc Serotomin
Mất ngủ: nước cần thiết tạo ra hooc môn điều tiết giấc ngủ metatotin
Thiếu năng lượng: nước tạo ra năng lượng điện và từ trong mỗi tế bào của cơ thể giúp gia tăng năng lượng 1 cách tự nhiên
Các chứng nghiện: nước giúp giảm thiểu cơn nghiện cà phê, rượu và một số chất gây nghiện
Loãng xương: giúp ích cho quá trình tạo xương được chắc chắn
Ung thư máu và bạch huyết: bình thường hóa các hệ thống tạo máu trong cơ thể giúp ngăn ngừa hình thành ung thư
Mất tập trung: não đủ nước sẽ được thường xuyên cung cấp năng lượng để ghi nhớ thông tin mới vào bộ nhớ.
- Cơ thể con người cần bao nhiêu nước là đủ
Không có nước thì con người không thể sống được. Nước cần thiết cho mọi hoạt động của con người, nhằm duy trì sự sống và bảo vệ sức khỏe.
Cơ thể con người cần cung cấp nước hàng ngày để hoạt động tốt. Vậy một ngày bạn cần uống bao nhiêu nước là đủ. Câu trả lời nằm ở cân nặng của bạn nhé.
Tham khảo bảng dưới đây đối chiếu số cân với lượng nước thích hợp để uống hàng ngày giúp đảm bảo hoạt động thể chất của cơ thể như lọc máu, thận, làm đẹp da và giảm cân hiệu quả hơn.
Lưu ý: – nếu bạn gặp vấn đề về thận nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống thức theo công thức trên.
- Nếu bạn làm việc trong môi trường nắng nóng ra nhiều mồ hôi thì lượng nước uống vào cần nhiều hơn lượng nước theo công thức trên.
- Không uống nhiều hơn 1l nước trong vòng 2h.
- Nếu bạn bị suy tim do ứ huyết hoặc bị hạn chế khác về lượng chất lỏng cho vào cơ thể nên hỏi ý kiến bác sỹ
- Không tăng lượng nước hàng ngày lên một cách đột ngột. Nếu hiện tại bạn đang uống ít nươ
Phải uống nước trước bữa ăn, tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút
Uống khi nào thấy khát và cả không khát, kể cả trong bữa ăn
Uống sau bữa ăn 2h30 để bù đắp lại lượng nước đã mất trong quá trình tiêu hóa thức ăn
Uống nước buổi sang ngay khi thức dậy để bù lại lượng nước đã mất sau một giấc ngủ dài. Không nên uống nước nhiệt độ phòng mà nên uống nước ấm
Uống trước khi tập thể dục để toát mồ hôi đào thải độc tố
Người bị táo bón cần uống nhiều nước
Nên uống từ từ từng ngụm nước không nên uống ừng ực ngay cả khi bạn khát
2 cốc khi mới ngủ dậy, giúp đào thải độc tố sau một giấc ngủ dài, đồng thời giúp đánh thức các cơ quan nội tạng. Nhớ là uống trước khi ăn 30 phút đấy nhé.
1 cốc trước khi ăn 1h giúp cho hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên không nên uống nước quá gần bữa ăn vì nước sẽ làm loãng dịch vị đường tiêu hóa khiến bạn ăn không ngon
1 cốc trước và sau khi tắm bạn nên tập thói quen uống nước trước và sau khi tắm, bởi khi tắm cơ thể bạn lạnh hơn nên sẽ phải huy động năng lượng để cân bằng thân nhiệt. Do đó quá trình cân bằng thân nhiệt cơ thể cần nước để giải nhiệt bên trong.
1 cốc trước khi đi ngủ uống một lượng nước nhỏ trước khi ngủ sẽ không khiến bạn mất ngủ mà nó còn có tác dụng đặc biệt giúp đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn. Đặc biệt uống 1 ly nước trước khi ngủ có thể giảm bớt nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa cơn đau tim.
Mỗi bệnh lý khác nhau lại có một cách thức uống nước khác nhau.
Người mắc bệnh tim mạch
Uống một cốc nước trước khi đi ngủ. Làm như vậy để phòng ngừa những tổn thương vào sáng sớm như các bệnh: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực
Nhồi máu cơ tim là do độ nhớt trong máu quá cao gây ra. Khi ngủ do ra mồ hôi hoặc cơ thể bị mất nước dẫn đến giảm lượng nước trong máu, độ nhớt trong máu sẽ vì thế mà tăng cao. Vì thế mới nói, uống một ly nước trước khi đi ngủ có thể cứu tính mạng bạn.
Phụ nữ bị tàn nhang thâm nám: uống một cốc nước vào sáng sớm.
Cơ thể sau 1 đêm diễm ra hoạt động trao đổi chất các chất thải cần được đào thải nhanh ra ngoài. Không có các loại đồ ngọt hay chất dinh dưỡng nào bằng nước. Nếu như nước có chứa chất đường hoặc chất dinh dưỡng khác. Khi thâm nhập vào cơ thể cần thời gian để chuyển hóa. Vì vậy uống 1 cốc nước vào buổi sáng có tác dụng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Người bị cảm cúm: uống nhiều nước hơn bình thường
Uống nhiều nước không chỉ thúc đẩy sự ra mồ hôi và tiểu tiện mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khiến cho virus gây bệnh nhanh chóng bị bài tiết ra ngoài.
Đau dạ dày: uống nước cháo dưỡng dạ dày
Vì trong cháo có chứa 1 lượng nước lớn có tác dụng bôi trơn ruột, làm sạch các chất độc hại có trong dạ dày, đồng thời thuận lợi để đào thải các chất có hại này ra khỏi cơ thể.
Táo bón: uống từng ngụm lớn
Việc uống nước thành ngụm lớn và nhanh sẽ giúp nước nhanh chóng trôi vào kết tràng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện
Lưu ý: không nên uống từng ngụm nhỏ, như thế nước di chuyển chậm dễ bị dạ dày hấp thụ gây ra tiểu tiện.
Buồn nôn: uống nước muối
Mỗi khi có cảm giác buồn nôn có thể uống nước muối loãng. Uống vài ngụm nước muối sẽ kích thích cơ thể tống các chất bẩn ra ngoài.
Sau khi nôn xong dùng nước muối xúc miệng để tiêu viêm. Ngoài ra nếu nôn liên tục thì nước muối loãng sẽ là nguồn nước bổ sung nước hữu hiệu cho cơ thể giúp cơ thể giảm được sự mệt mỏi.
Béo phì: sau bữa ăn nửa tiếng uống 1 ít nước.
Nếu muốn giảm cân nặng nhưng lại không uống đủ nước thì chất béo trong cơ thể không thể chuyển hóa được, càng làm cho cân nặng tăng thêm
Vì thế sau bữa ăn nửa tiếng nên uống 1 ít nước, vừa tăng cường chức năng tiêu hóa, lại có thể giúp bạn giữ dáng vóc.
Mất ngủ: Massage bằng nước nóng là thuốc an thần tốt nhất.
Tắm nước nóng hay ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp chúng ta dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.
Buồn bực: uống nước liên tục.
Loại chất ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần con người là Hormon. Nói một cách đơn giản hormone được chia thành 2 loại: một loại tạo ra niềm vui, một loại sinh ra nỗi buồn. Hormone do não bộ sinh ra là hormone vui do tuyến thượng thận sinh ra là hormone đau khổ.
Khi chúng ta đau khổ Hormone ở tuyến thượng thận sẽ tăng tiết nhưng nó cũng như chất độc khác có thể đào thải ra ngoài cơ thể, nên uống nhiều nước sẽ giúp bài tiết những chất này.